Cách chưng yến cho bé ăn dặm để nâng cao sức khỏe đề kháng giúp các bé chống chọi lại những vi khuẩn gây bệnh thường gặp, được khá nhiều bà mẹ quan tâm. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách chưng yến chuẩn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng cao nhất. Các mẹ yên tâm sau đây Yến Sào Đức Sanh sẽ bật mí 7 cách nấu tổ yến cho bé cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện.
1. Tác dụng của tổ yến đối với các bé

Tổ yến từ lâu đã được biết đến là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, sở hữu nhiều tác dụng bồi bổ cho sức khỏe. Trong đó đối với những em nhỏ, yến sào mang lại nhiều công dụng nổi bật như:
- Nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tình trạng ốm vặt.
- Bổ sung dinh dưỡng lành mạnh giúp cơ thể bé phát triển thể chất lẫn trí não.
- Kích thích ăn uống ngon miệng, cải thiện thể trạng cho những bé suy dinh dưỡng, biếng ăn.
- Các hoạt chất có trong tổ yến như Ca, Fe và Protein thúc đẩy các bé phát triển hệ xương khớp và răng chắc khỏe.
- Hơn 30 loại nguyên tố đa vi lượng đảm bảo ổn định thần kinh, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ cho bé, rất tốt cho những em đang ở lứa tuổi học tập.
- Đẩy nhanh quá trình hấp thu, chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng cho các bé, nhờ vào thành phần Cr có trong yến sào.
2. Bé mấy tuổi ăn được yến sào ?
Trước khi tìm hiểu những cách chưng tổ yến cho bé, đòi hỏi các mẹ cần phải nắm được độ tuổi phù hợp để cho bé ăn yến chưng. Bởi theo khuyến cáo của những chuyên gia dinh dưỡng, thì mặc dù tổ yến mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, thế nhưng không phải bé ở tuổi nào cũng có thể sử dụng yến sào được.
Ở giai đoạn mà cơ thể của các bé vẫn còn non yếu, chưa phát triển đầy đủ và hệ miễn dịch vẫn còn hạn chế; thì việc sử dụng yến sào để bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nhằm tạo điều cho bé phát triển toàn diện nhất là điều vô cùng cần thiết. Và sau đây là những lưu ý về độ tuổi của bé, mà các mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn tổ yến:
- Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi: Khuyến cáo, tuyệt đối không nên cho bé ăn yến. Lúc này các em còn quá nhỏ, vì vậy theo lời khuyên từ các bác sỹ chuyên khoa tốt nhất là chỉ cần nên cho các bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Nếu mẹ không đủ sữa, thì có thể cho bé dùng các loại sữa công thức, mà không cần phải dùng thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
- Đối với những trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Đây là thời điểm các bé đang trong quá trình ăn dặm, tập ăn các loại thực phẩm cơ bản như thịt, cá, và rau. Do vậy, việc cho bé ăn yến sào lúc này là không thực sự cần thiết và tốt cho bẻ, bởi hệ tiêu hóa sẽ không xử lý hết nguồn dưỡng chất được nạp vào. Còn nếu vẫn muốn cho bé dùng thêm yến sào, thì nên chưng yến riêng rồi cho vào sữa bột.
- Trẻ trên 12 tháng (1 tuổi) – 3 tuổi: Các bé đã có thể ăn yến sào, nhưng mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 1 – 2gr yến và dùng mỗi tuần 2 – 3 lần.
- Trẻ từ 4 – 10 tuổi: Mỗi lần ăn tăng lên từ 2 – 3gr yến, mỗi tuần cho bé sử dụng từ 2 – 3 lần.
- Trẻ 10 tuổi trở lên: Liều lượng dùng mỗi lần cho bé từ 4 – 5gr, có thể dùng mỗi ngày hoặc cách ngày.
3. Hướng dẫn sơ chế yến sào trước khi chưng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại tổ yến đã được sơ chế làm sạch sẵn như yến tinh chế, yến rút lông. Thế nhưng giá bán lại không hề rẻ và vấn nạn làm yến giả, yến độn quá nhiều khiến chất lượng của chúng không được đảm bảo. Vì thế nên nhiều mẹ đã chọn đến loại yến thô nguyên chất còn lông để đảm bảo chất lượng cao nhất, cũng như an tâm hơn khi sử dụng yến sào.
Để chế biến loại yến thô, thì trước hết cần phải làm sạch và loại bỏ hết những phần lông, tạp chất bám dính trong tổ yến. Cách làm sạch để không làm mất đi dưỡng chất quý hiếm có trong tổ yến, các mẹ có thể thực hiện theo cách sơ chế yến như sau:

- Cho tổ yến vào ngâm trong nước sạch khoảng 3 phút, rồi bỏ tổ yến vào hộp nhựa ủ trong ngăn mát tủ lạnh từ 5 – 7 giờ.
- Lấy tổ yến ra, sau đó dùng dao nhỏ tách riêng phần bụng sơ mướp và phần thân tổ ra.
- Phần bụng bỏ vào rây và lắc mạnh trong nước cho trôi bớt lông, rồi đưa ra đĩa trắng để nhặt lông.
- Phần thân yến sử dụng nhíp để nhổ lông trực tiếp cho đến khi sạch hoàn toàn, mà không cần ngâm thêm.
4. Cách chưng yến cho bé thơm ngon đảm bảo dinh dưỡng
Các mẹ hãy bỏ túi ngay những cách chưng yến cho bé ngay dưới đây, để sau này có thể lấy ra và thực hiện cho các bé nhà mình ăn nhé !
4.1. Cách chưng yến đường phèn cho bé
Cách chưng tổ yến cho bé với đường phèn là một những cách chế biến vừa đơn giản, phổ biến và giúp các mẹ tiết kiệm được khá nhiều thời giờ. Do vậy nếu mẹ nào không có nhiều thời gian rảnh, hãy thử áp dụng ngay cách nấu tổ yến cho bé này như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 5gr yến tinh chế
- 1 ít đường phèn (tùy khẩu vị)
Cách chưng yến cho bé với đường phèn
- Tổ yến các bạn ngâm trong nước sạch khoảng 30 – 40 phút, rồi để vào rây lọc cho ráo nước.
- Cho yến vào thố, đổ thêm một ít nước vừa đủ ngập hết mặt yến. Sau đó mang thố yến đi chưng cách thủy khoảng 20 phút.
- Sau khi chưng 20 phút, mở nắp thố ra để tiến hành cho thêm lượng đường phèn thích hợp với khẩu vị của mỗi bé. Đậy nắp lại và chưng thêm khoảng 5 phút cho đường tan hết thì tắt bếp.
- Cuối cùng, có thể cho thêm 1 vài lát gừng mỏng để tăng thêm mùi vị và khử tanh.
- Ngoài ra, nếu mẹ nào muốn tăng thêm công dụng trị ho cho món yến này, có thể giảm đi lượng đường phèn và thay vào đó là sử dụng mật ong.
4.2. Cách chưng yến cho bé với táo đỏ

Bên cạnh cách chưng yến đường phèn cho bé như thông thường, các mẹ có thể kết hợp chưng yến cùng với táo đỏ để thay đổi mùi vị cho các bé:
Nguyên liệu:
- Tổ yến đã làm sạch – 1 tai
- Táo đỏ – 10 trái
- Hạt sen tươi – 8 hạt
- Bạch quả – 3 hạt
- Đường phèn – 20gr
Cách chưng tổ yến cho bé với táo đỏ:
- Yến ngâm mềm trong nước khoảng 50 phút, đợi yến nở thì dùng tay xé cho sợi yến tơi ra và để cho ráo nước là được.
- Các nguyên liệu táo đỏ, hạt sen và bạch quả thì mang đi luộc riêng cho đến khi chín mềm; rồi vớt ra để ráo.
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào trong thố, sau đó đổ thêm nước rồi hấp cách thủy khoảng 25 phút là được.
- Đường phèn các mẹ nên cho vào khi chưng được tầm 20 phút, khuấy đều cho tan, rồi chưng thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Món này cho bé ăn nóng hoặc lạnh đều được cả.
4.3. Cách chưng tổ yến cho bé với hạt sen

Cách chưng yến cho bé 7 tháng trở lên, các mẹ có thể sử dụng kết hợp thêm nguyên liệu hạt sen. Bởi hạt sen đã được chứng minh rất tốt cho sức khỏe và được dùng nhiều trong ẩm thực cũng như trong các bài thuốc dân gian.
Nguyên liệu
- 2 – 3gr tổ yến đã sơ chế
- 5 – 7 hạt sen
- 1 muỗng cà phê đường phèn
- Nước tinh khiết và thố sứ chưng yến
Cách chưng yến cho bé với hạt sen
- Hạt sen tươi rửa sạch, bỏ tim. Còn nếu dùng hạt sen khô, thì ngâm nước khoảng 40 phút cho mềm rồi mang đi luộc chín.
- Yến các mẹ nên ngâm khoảng 60 phút cho nở, sau đó xé nhỏ vừa ăn rồi để cho rút bớt nước.
- Đường phèn cho vào nồi nấu sôi khoảng 2 – 3 phút cho tan.
- Tiếp theo, cho yến và hạt sen vào thố cùng với nước đường phèn, đổ thêm ít nước rồi tiến hành chưng cách thủy trong vòng 20 phút là hoàn thành.
4.4. Cách nấu tổ yến cho bé với hạt chia

Với cách chưng yến cho bé 1 tuổi trở lên, các mẹ có thể dùng thêm hạt chia để tạo ra một món ăn dùng để giải nhiệt cho các bé nhà mình.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 – 3gr yến rút lông
- 1 thìa cà phê hạt chia
- 1 thìa cà phê đường phèn
- Nước sạch và thố chưng
Cách chưng tổ yến cho bé cùng hạt chia:
- Ngâm nở yến với nước sạch, xé nhỏ sợi yến rồi để ráo nước.
- Cho yến, hạt chia cùng với đường phèn vào trong thố, đổ nước ngập yến rồi đậy nắp lại.
- Đặt thố vô nồi, dưới đáy nồi lót thêm 1 cái khăn mỏng, đổ nước vào nồi khoảng 1/3 chiều cao thố.
- Bắt đầu chưng cách thủy trong khoảng 25 phút là được.
- Sau khi chưng xong nên để cho yến nguội bớt và cho bé dùng khi còn ấm sẽ tốt hơn.
4.5. Cách nấu yến cho bé với đông trùng hạ thảo
Với cách tổ yến cho bé này thì các mẹ nên sử dụng cho những trẻ từ 4 tuổi trở lên, bởi những bé nhỏ hơn sẽ khó mà hấp thu hết được những dinh dưỡng từ món ăn này mang lại.
Nguyên liệu:
- 2 – 3gr tổ yến sào
- 2 con đông trùng hạ thảo
- 1 muỗng cà phê đường phèn
- Nước sạch và thố chưng
Cách nấu yến cho bé cùng đông trùng hạ thảo:
- Lấy tổ yến ngâm bằng nước sôi để nguội và đợi khoảng 30 – 40 phút để cho sợi yến nở mềm, rồi cho vào rây để khô bớt nước.
- Đông trùng hạ thảo các mẹ rửa sạch, rồi cho vào một chén nhỏ, sau đó chưng cách thủy khoảng 5 phút.
- Tiếp theo, cho yến và đông trùng hạ thảo vào trong một cái thố, đổ thêm nước rồi tiến hành chưng cách thủy tầm 20 phút.
- Chưng được 20 phút, mở nắp thố ra rồi cho thêm đường phèn vào, sau đó chưng thêm khoảng 5 phút nữa để đường tan hết là hoàn tất.
4.6. Cách chế biến yến sào cho bé với sữa tươi trứng gà
Cách chưng yến cho bé với sữa tươi và trứng gà này, thì đa phần các bé nào cũng đều ưu thích. Do vậy, nếu các bé nhà mình đã ngán ngẩm với những công thức chưng yến truyền thống, thì các mẹ hãy thử đổi sang cách nấu tổ yến cho bé sau đây nha !
Nguyên liệu:
- 1 tai yến
- 1 quả trứng gà
- 1 bì sữa tươi 220ml (có đường hoặc không đường đều được)
- 1 ít đường phèn
Cách chưng tổ yến cho bé với trứng sữa tươi
- Yến sào sau khi ngâm nở mềm, xé nhỏ, thì mang đi chưng cách thủy khoảng 15 phút.
- Trứng gà tách riêng lòng đỏ, đánh tan.
- Đổ sữa tươi cùng đường phèn vào nồi nấu sôi, có thể nấu thêm 1 vài quả táo đỏ để tăng mùi vị cho món ăn. Sau khi sữa sôi thì tắt bếp, rồi cho lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều tay để lòng đỏ bung thành sợi.
- Đổ hỗn hợp sữa và trứng gà vừa nấu cùng với yến vào chung một cái thố, sau đó chưng thêm khoảng 5 – 7 phút nữa để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau rồi tắt bếp.
4.7. Cách nấu cháo yến cho bé với bí đỏ, thịt gà
Nguyên liệu:
- 1 tổ yến (khoảng 10gr)
- 30gr bí đỏ
- 30gr thịt ức gà
- Gạo nếp, gạo tẻ mỗi loại 1 nắm
- Gia vị nấu ăn
Cách nấu yến cho bé:
- Bí đỏ dùng dao gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ và rửa sạch. Sau đó hấp bí đỏ cho chín, rồi dùng muỗng tán nhuyễn.
- Thịt gà rửa sạch, mang đi luộc chín, rồi xé nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Tổ yến ngâm mềm cho nở, loại bỏ lông, xé sợi nhỏ.
- Gạo vo thật sạch rồi cho vào nồi ninh. Đến khi nhừ, thì cho thêm bí đỏ vào, rồi khuấy đều để cháo bí được sánh và quyện với nhau.
- Cho yến và thịt gà vào nồi cháo, tiến hành nêm nếm gia vị cho vừa ăn, sau đó nấu thêm khoảng 5 -10 phút nữa thì tắt bếp. Cuối cùng nên cho bé ăn ngay khi cháo còn nóng sẽ ngon hơn nhé !
5. Thời gian thích hợp cho bé ăn yến
Những mốc thời gian lý tưởng cho bé ăn yến chưng trong ngày, để mang lại hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cao nhất, cụ thể là:
- Buổi sáng sớm: Khi bé vừa mới ngủ dậy, bụng còn đói và chưa ăn sáng.
- Buổi tối: Trước thời gian bé đi ngủ khoảng 1 giờ.
6. Những lưu ý khi chưng tổ yến cho bé
Một số lưu ý nhỏ nhưng khá quan trọng khi chưng yến cho bé, mà các mẹ cần phải ghi nhớ đó là:
- Khi thực hiện cách chưng yến đường phèn cho bé, thì nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối hoặc tắt bếp, để sợi yến đạt độ nở tối đa.
- Không nên sử dụng nước nóng để ngâm yến, cũng như không được ngâm yến trong thời gian lâu, như vậy yến sẽ mất đi dưỡng chất.
- Nên kết hợp nhiều loại thực phẩm lành mạnh để chưng yến cho bé như hạt sen, táo đỏ, long nhãn, kỷ tử,…
- Nhiệt độ khi chế biến tổ yến cho bé tốt nhất là khoảng 80 độ C.
- Thời gian chưng yến lý tưởng đễ bảo toàn dinh dưỡng và không làm sợi yến nát đó là từ 15 – 25 phút.
- Nên cho các bé ăn yến chưng khi món ăn còn ấm nóng sẽ tốt hơn khi tiêu hóa.
- Các mẹ nên chọn mua yến sào tại những cửa hàng, thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Trên đây là toàn bộ những cách chưng yến cho bé, cách nấu yến cho bé mà Đức Sanh chia sẻ. Hy vọng, sẽ giúp các mẹ chế biến yến sào thành những món ăn giúp các bé không chỉ ngon miệng, mà còn tăng sức khỏe đề kháng. Nếu mẹ nào cần mua tổ yến để cho các bé nhà mình ăn dặm, hãy liên hệ cho Yến Sào Đức Sanh ngay để được vấn chọn loại yến phù hợp nhất !