10 Cách chưng tổ yến với đường phèn đơn giản chi tiết nhất

cách chưng tổ yến

Bạn đã biết cách chưng tổ yến như thế cho đúng chưa? Bởi tổ yến chưng đường phèn là một trong những món ăn tuy chế biến đơn giản, nhưng lại vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe người dùng. Nếu bạn vẫn chưa biết cách nấu tổ yến, thì rất có thể bạn sẽ vô tình làm cho tác dụng của yến sào giảm đi. Do đó, trong bài viết này Yến Sào Đức Sanh xin bật mí với bạn những công thức làm tổ yến chưng dễ thực hiện và bảo toàn được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng của yến sào như sau:

1. Cách nấu tổ yến chưng đường phèn cơ bản

Tổ yến chưng với đường phèn không chỉ thơm ngon, dễ dùng mà còn chứa rất nhiều những dưỡng chất có lợi và bổ dưỡng. Hơn nữa nó có thể giúp bổ sung dinh dưỡng để giúp cho những người đang có sức khỏe bị suy nhược hoặc người ốm nhanh chóng phục hồi lại thể trạng tốt nhất.

tổ yến chưng đường phèn
Tổ yến chưng đường phèn vừa bổ dưỡng cách làm thì khá đơn giản

1.1. Nguyên liệu chưng tổ yến sào đường phèn

  • 1 Tổ yến thô (khoảng 10g)
  • Đường phèn
  • Dụng cụ: Nhíp nhặt lông yến, rây lọc, thố chưng yến

1.2. Cách chưng tổ yến đường phèn

  • Bước 1: Sơ chế làm sạch tổ yến
Sơ chế tổ yến trước khi chưng
Sơ chế tổ yến trước khi chưng

Lấy yến thô ngâm qua nước vài phút, rồi ủ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 6 tiếng. Sau đó mang ra cẩn thẩn dùng nhíp gắp sạch cho để khi không còn lông yến bám vào sợi yến, rồi cho vào rây lọc để cho ráo nước.

  • Bước 2: Chưng yến
cách hấp tổ yến đường phèn
Cách hấp tổ yến đường phèn

Yến tươi sau khi ráo, bạn cho vào thố chưng và đổ thêm với khoảng 300ml nước (lượng nước sao cho đủ ngập hơn mặt yến một chút là được). Tiếp theo, mang đi chưng cách thủy trong vòng 25 phút.

Khi chưng được tầm 20 phút, các bạn quan sát thấy yến đã sỏi bọt nhỏ lăn tăn thì tiến hành cho thêm lượng đường phèn thích hợp với khẩu vị vào, và dùng muỗng khuấy nhẹ để đường dễ tan hơn.

Cuối cùng, đậy nắp lại rồi chưng thêm khoảng 5 phút nữa cho đến khi đi đường tan hết và sợi yến bắt đầu nổi lên trên là có thể tắt bếp.

Lưu ý: 

  • Khuyến kích khi thực hiện cách chưng tổ yến với đường phèn, Quý khách nên áp dụng phương pháp chưng cách thủy truyền thống hoặc sử dụng nồi chưng yến là cách tốt nhất để giữ mùi vị và độ giai dòn của sợi yến. Đảm bảo nhiệt độ trong thố chưng không được vượt quá 85oC, và thời gian chưng hoàn hảo nhất là từ 20 – 30 phút để sợi yến chín mềm mà vẫn giữ được độ dai giòn thơm ngon.
  • Tổ yến sau khi chưng người dùng nên để cho nguội bớt và thưởng thức ngay khi còn ấm nóng. Nếu chưa ăn ngay, thì có thể bảo quản trong ngăn đông 2 tiếng, rồi để qua lại ngăn mát để giữ và ăn dần trong vòng 7 ngày.

2. Cách chưng tổ yến với đường phèn táo đỏ

tổ yến chưng đường phèn táo đỏ

2.1. Nguyên liệu nấu tổ yến chưng táo đỏ đường phèn

  • Yến tinh chế – 1 tai
  • Táo đỏ 40g
  • Đường phèn – 2 muỗng cà phê
  • Bột thơm vani – 1 muỗng cà phê

2.2. Cách làm tổ yến chưng táo đỏ đường phèn

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Yến tổ cho vào nước lọc tinh khiết hoặc nước sôi để nguội ngâm khoảng 45 phút, rồi dùng tay hoặc nĩa để xé sợi yến ra cho vừa ăn.

Táo đỏ mang đi rửa sạch, rồi cho vô nước ngâm khoảng 60 phút. Sau đó mang đi luộc mềm trong khoảng 15 phút là được.

  • Bước 2: Chưng yến

Cho yến và táo đỏ vào thố, sau đó cho nước sạch vào khoảng 1/3 chiều cao của thố. Đậy nắp lại và bắt đầu chưng yến cách thủy trong vòng 15 phút.

Khi nồi yến chưng được 15 phút các bạn mở nắp thố yến để cho thêm đường phèn để tạo độ ngọt và vani vào để tăng thêm mùi vị cho món yến. Sau đó, đậy nắp và chưng tiếp với lửa nhỏ khoảng 5 phút nữa là tắt bếp.

  • Bước 3: Hoàn thành

Món yến chưng cùng với táo đỏ này vừa ngon lại rất bổ dưỡng. Bởi yến sào chứa nhiều thành phần thiết yếu mà cơ thể cần, ngoài ra thì táo đỏ còn có một hàm lượng canxi cao. Vì thế, bạn hãy thực hiện và sử dụng món ăn này để bồi bổ, nâng cao sức khỏe đề kháng cho cả gia đình nhé !

3. Cách làm tổ yến chưng đường phèn với hạt sen

Hạt sen cũng là một trong những nguyên liệu phổ biến dùng để chưng yến và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bởi nó có tác dụng an thần, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể một cách hiệu quả. Vì thể nên khi, được kết hợp cùng với yến sào thì công dụng của nó không thể nghĩ bàn.

Cách làm tổ yến chưng hạt sen đường phèn cách bạn thực hiện như sau:

  • Tổ yến đã làm sạch ngâm nở trong nước khoảng 40 phút, còn hạt sen thì ngâm 60 phút rồi mang đi nấu khoảng 15 phút cho mềm trước.
  • Tiếp theo cho yến cùng hạt sen vào một cái thố đã chuẩn bị sẵn, rồi đổ thêm một lượng nước vừa đủ. Sau đó mang đi hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút.
  • Sau khi đã chưng 20 phút, bạn bắt đầu cho thêm đường phèn vào thố và chưng thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.

4. Cách chưng tổ yến đường phèn với lê ngọt

cách chưng tổ yến đường phèn lê ngọt

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 Tai yến đã sạch lông
  • 1 Trái lê
  • 2 Trái táo đỏ
  • Một ít hạt kỷ tử
  • Đường phèn

4.2. Cách chưng tổ yến lê ngọt đường phèn

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Yến sau khi ngâm nở trong nước khoảng 45 phút, thì lấy ra rồi dùng tay để xé sợi nhỏ. Sau đó lọc qua rây để cho ráo.

Lê ngọt các bạn rửa thật sạch rồi dùng dao cắt phần đầu, tiếp tục dùng muỗng nạo ra lấy phần ruột bên trong để lại phần vỏ ngoài. Phần ruột lê các bạn cắt nhỏ hạt lưu để tí nữa bỏ vào cưng cùng với yến.

  • Bước 2: Chưng yến

Cho tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn gồm: yến tươi, táo đỏ, kỷ tử, ruột lê, cùng một muỗng cà phê đường phèn vào bên trong trái lê.

Sau đó, cho lê trên 1 cái đĩa nhỏ rồi cho vào nồi chưng cách thủy với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút là hoàn tất.

5. Cách nấu tổ yến đường phèn hạt chia

cách chưng tổ yến đường phèn hạt chia, táo đỏ

5.1. Nguyên liệu chưng tổ yến đường phèn hạt chia

  • Yến sào 10g (khoảng 1 tổ)
  • Táo đỏ 30g
  • Hạt chia 5g
  • Lá dứa 10g
  • Đường phèn 10g (khoảng 2 muỗng cà phê)

5.2. Cách làm tổ yến sào đường phèn hạt chia

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tổ yến sau khi ngâm nở và nhặt lông sạch sẽ, các bạn dùng nĩa để tách nhỏ sợi yến rồi để vào rây lọc cho ráo.

Táo đỏ khô ngâm mềm với nước khoảng 30 phút. Còn hạt chia thì ngâm 20 phút.

Lá dứa các bạn rửa thật sạch rồi dùng dây buộc lại thành bó nhỏ.

  • Bước 2: Luộc táo đỏ

Đổ khoảng 500ml nước vào nồi để nấu lá dứa trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ. Sau đó, cho thêm táo đỏ vào nấu thêm 15 phút nữa, rồi đổ ra một cái tô.

  • Bước 3: Chưng tổ yến

Cho phần yến đã xe nhỏ vào thố cùng với tô nước lá lứa và táo đỏ đã nấu khi nảy. Nước thì các bạn không nên đổ quá đầy, chỉ cần đổ 1/3 thố chưng là được.

Sau đó chưng thố yến 20 phút bằng phương pháp hấp cách thủy. Sau 20 phút, cho thêm đường phèn và đậy nắp lại chưng tiếp 7 phút nữa. Hạt chia thì bạn cho vào khi vừa thì tắt bếp.

  • Bước 4: Hoàn thành

Món yến này sau khi chưng xong các bạn có thể dùng nóng hoặc lạnh đều ngon cả. Mùi vị của nó thơm ngon rất dễ ăn, sợi yến dai giòn cùng với vị ngọt bùi của táo đỏ sẽ cực kỳ kích thích vị giác của người dùng.

6. Cách hấp tổ yến với đường phèn sữa tươi

cách chưng tổ yến đường phèn sữa tươi

6.1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 Tổ yến đã sơ chế sạch
  • 220ml sữa tươi (có đường hoặc không đường đều được)
  • Đường phèn

6.2. Cách trưng tổ yến sữa tươi

Sữa tươi và đường phèn (tùy theo khẩu vị) các bạn cho vào một cái nồi, sau đó đun sôi.

Phần sữa đã nấu sôi bạn tiếp tục cho vào 1 cái thố chưng, rồi cho thêm yến đã ngâm nở và xé nhỏ vào. Đậy nắp thố yến lại là chưng cách thủy trong khoảng từ 10 – 15 phút nữa là hoàn thành.

Món yến này rất dễ làm mà các bé lại rất ưu thích. Đặc biệt thích hợp dành cho các bé đang bị biếng ăn, còi xương cần bổ sung dinh dưỡng cho bé phát triển tốt.

7. Cách hầm tổ yến với chim bồ câu non

cách nấu tổ yến chim bồ câu

7.1. Nguyên liệu

Tổ yến tinh chế 2 tai (khoảng 20gr)

Chim bồ câu 1 con

Hạt sen 50gr

Thịt heo nạc 100gr

Một vài vỏ quýt khô

Ga vị cần thiết

7.2. Cách nấu tổ yến sào chim bồ câu

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Yến đã tinh chế sạch các bạn ngâm nở và xé nhỏ sau khi đã ngâm qua nước sạch trong khoảng 40 phút, rồi để ráo.

Vỏ quýt ngâm nước rồi gỡ bỏ lớp màng trắng phía bên trong vỏ đi.

Hạt sen rửa sạch và ngâm mềm bằng nước trong 30 – 45 phút.

Chim bồ câu thì mổ bụng để lấy bỏ phần ruột, nội tạng rồi rửa lại bằng nước sạch.

  • Bước 2: Hầm bồ câu

Cho hết phần thịt heo, bồ câu, hạt sen vào nồi; sau đó mang đi hầm trong khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.

  • Bước 3: Chưng yến

Yến các bạn cho vào thố rồi đổ thêm một ít nước vừa đủ ngập hết yến; tiếp theo mang đi chưng cách thủy cho chín yến trong 20 phút.

  • Bước 4: Nấu yến và bồ câu

Yến sau khi đã chưng chín, bạn vớt sợi yến ra và cho vào nồi hầm thịt bồ câu. Không quên cho thêm vỏ quýt vào và gia vị cho vừa miệng, rồi nấu thêm khoảng 3 – 5 phút nữa thì tắt bếp.

8. Cách chưng tổ yến với bí đỏ và thịt cua

cách làm tổ yến bí đỏ thịt cua

8.1. Nguyên liệu

  • Tổ yến rút lông 10gr
  • Bí đỏ 250gr
  • 50gr thịt cua
  • Bột ngô 1 thìa cà phê
  • Nước hầm gà 300ml
  • Lòng trắng trứng gà 1 ít
  • Thịt nguội dăm bông 50gr
  • Rau mùi (ngò) 1 ít
  • Gừng cắt lát mỏng 2 lát
  • Gia vị

8.2. Cách nấu yến chưng bí đỏ với thịt cua

  • Ngâm yến cho nở trước rồi xé nhỏ, rồi cho vào thố chưng cách thủy khoảng 15 phút cho yến chín.
  • Bí đỏ các bạn gọt sạch vỏ, bỏ phần ruột rồi thái nhỏ. Sau đó bắc lên bếp đun một nồi nước sôi, rồi cho gừng và bí đỏ vào nấu trong 15 phút.
  • Tiếp theo, vớt bí đỏ ra mang đi xay nhuyễn rồi cho vào nồi nước hầm gà. Khi thấy nước sôi lên, thì cho thêm phần thịt cua và dăm bông đã chuẩn bị sẵn vào, rồi dùng muỗng khuấy nhẹ tay cho sôi.
  • Sau khi nước sôi, tiến hành cho thêm yến đã chưng vào nồi cùng với hỗn hợp bột ngô được trộn đều với 1 ít nước cho đến khi thấy nồi nước sánh đặc lại.
  • Cuối cùng là cho lòng trắng trứng vào và nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng rồi khuấy đều, sau đó tắt bếp.

9. Cách chưng tổ yến đường phèn với long nhãn, kỷ tử

Tổ yến chưng đường phèn long nhãn kỷ tử

9.1. Nguyên liệu

  • Tổ yến khô 10gr
  • Gừng tươi cắt lát 2 miếng
  • Táo đỏ, long nhãn, kỷ tử
  • Đường phèn

9.2. Cách nấu tổ yến chưng long nhãn, kỷ tử, đường phèn

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Yến khô sau khi ngâm nước được 50 phút, các bạn dùng nhíp gắp sạch lông rồi xé nhỏ sợi yến ra và để ráo bớt nước.

Hạt sen khô thì rửa sạch rồi ngâm mềm trong nước tầm 1 tiếng (nếu hạt sen tươi thì không cần ngâm). Sau vớt hạt sen ra đem đi luộc mềm, sau khi hạt sen mềm thì tiếp tục cho thêm táo đỏ, long nhãn, kỷ tử vào nấu thêm 10 – 15 phút để các nguyên liệu được chín mềm.

  • Bước 2: Chưng yến

Cho tất cả nguyên liệu và yến vào trong thố chưng, đổ thêm một ít nước vừa đủ ngập hết các nguyên liệu, rồi đậy nắp lại đặt vào nồi hấp cách thủy trong 15 phút.

Sau đó, cho thêm đường phèn một lượng tùy khẩu vị của mỗi người, rồi chưng thêm khoảng 5 phút nữa là xong.

10. Cách chưng tổ yến sào với lá dứa, gừng

cách chưng tổ yến lá dứa

10.1. Nguyên liệu

  • Yến làm sạch 10gr
  • Lá dứa 15gr
  • Gừng tươi 3 lát mỏng
  • Nước lọc tinh khiết

10.2. Cách làm tổ yến chưng đường phèn lá dứa 

Yến ngâm trong một chén nước sạch khoảng 45 phút, đợi cho mềm rồi tách sợi nhỏ và để ráo.

Tiếp theo, cho yến vào một cái tô có nắp đậy rồi đổ thêm một ít nước và mang đi chưng cách thủy trong vòng 20 phút.

Bắc lên bếp nấu khoảng 1 lít nước (có thể gia giảm tùy theo sở thích muốn uống đặc hay loãng), cho thêm đường phèn vừa đủ ngọt và một ít nước lá dứa đã xay bỏ bã, rồi nấu hỗn hợp cho sôi lên.

Sai khi nước dứa sôi, các mẹ giảm lửa nhỏ rồi cho thêm phần yến đã chưng và gừng vào chưng tiếp 5 phút nữa là hoàn tất.

Thành phẩm sau cùng các bạn hãy đợi cho nước yến nguội hẳn, sau đó chiết vào những chai nhỏ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần.

11. Cách dùng yến chưng để tăng công dụng

Để các món tổ yến chưng đường phèn có thể phát huy tối da tác dụng, đòi hỏi người dùng cần phải sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài, không nên dùng quá nhiều trong cùng một thời điểm. Bên cạnh đó người dùng cần đảm bảo ăn yến chưng vào những thời điểm thích hợp, tránh ăn khi bụng no và chứa nhiều thức ăn khác, vì như vậy cơ thể sẽ không thể hấp thu được những dưỡng chất từ tổ yến sào. Những khoảng thời gian hợp lý mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn yến đó là:

  • Buổi sáng sau khi ngủ dậy, trước bữa ăn sáng khoảng 40 phút.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ.
  • Thời điểm giữa các bữa ăn chính như: 9h sáng hoặc 3h chiều.

Ngoài ra, người dùng còn cần phải ăn tổ yến chưng với một liều lượng phù hợp cho từng đối tượng, như vậy mới đảm bảo công dụng của yến sào được phát huy tốt nhất cho cơ thể.

Các bạn có thể tham khảo thêm liều lượng và tần suất ăn yến cho từng đối tượng khác nhau tại bài viết: Cách Sử Dụng Yến Sào Đúng Cách Cho Từng Đối Tượng

Hy vọng qua 10 công thức để làm tổ yến chưng mà Đức Sanh vừa chia sẻ ở trên, sẽ giúp Quý khách hàng sưu tầm thêm nhiều món ăn bổ dưỡng từ tổ yến sào vào thực đơn dinh dưỡng dành cho các thành viên trong gia đình của mình nhé. Chúc các bạn thành công !

5/5 - (1 bình chọn)