Với đặc thù là một trong những loại thực phẩm đắt tiền, dùng để chế biến nên nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau dành cho con người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết tổ yến để được bao lâu cũng như cách bảo quản tổ yến sao cho đúng cách để có thể giữ trọn vẹn những dưỡng dưỡng chất quý hiếm có trong nó. Do đó, để hạn chế những trường hợp vô tình làm mất đi chất dinh dưỡng, hôm nay Đức Sanh xin chia sẻ với các bạn một số mẹo bảo quản yến sào các loại sau đây.
Trước tiên chúng ta cần phân loại tổ yến sào ra theo một số cách sơ chế, chế biến chẳng hạn như: tổ yến thô (yến khô còn lông), tổ yến đã qua sơ chế, tổ yến tinh chế, tổ yến tươi hoặc tổ yến đã chưng,.. để từ đó chúng ta có thể áp dụng cách bảo quản phù hợp nhất cho từng loại.
1. Cách bảo quản tổ yến khô – yến thô còn lông
Yến thô còn nguyên lông và tạp chất đã được Yến Sào Đức Sanh chọn lọc ra từ những tổ đẹp nhất, chưa qua bất kỳ khâu xử lý làm sạch nào và đã được đóng gói cẩn thận, do vậy mà quá trình bảo quản của tổ yến thô sẽ được kéo dài lâu và dễ dàng hơn rất nhiều.
Loại tổ yến này sau khi mua về các bạn nên bảo quản yến sào ở những nơi thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ. Tuyệt đối không được để yến khô ở nơi có độ ẩm cao hay những vị trí quá kín vì như vậy sẽ rất dễ làm yến bị mốc, thậm chí còn bị hư hại.
Sau mỗi lần sử dụng xong các bạn nhớ đậy thật kín nắp hộp và không được để cho sản phẩm yến thô tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời hoặc để gần các cửa sổ, cửa kính. Vì khi để cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào yến như vậy, sẽ dẫn đến việc cấu trúc và các thành phần dinh dưỡng có trong tổ yến bị phá vỡ đi, từ đó sẽ làm yến mất đi dưỡng chất và giảm tác dụng rất nhiều.

Ngoài ra, còn một điểm mà bạn cần phải lưu ý đến đó là trong quá trình thu hoạch không phải lúc nào yến cũng được hái khô một cách hoàn toàn, mà sẽ có trường hợp yến bị độn nước để tăng trọng lượng hoặc bị phun sương để mềm và dễ hái hơn trong lúc thu hoạch. Do vậy, trước khi áp dụng cách bảo quản tổ yến khô thì sau khi mua về các bạn cần phải kiểm tra lại trình trạng khô của yến đã được khô toàn toàn hay chưa, hay chỉ là khô một phần mà thôi.
Trường hợp yến vẫn chưa khô hoàn toàn, các bạn hãy sử dụng quạt điện để thổi cho khô yến hoàn toàn trong thời gian từ 10 – 12 giờ đồng hồ. Sau đó kiểm tra lại nếu thấy sợi yến cứng, dễ bị gãy giòn hơn trước thì như vậy là tổ yến đã khô hoàn toàn và cuối cùng các bạn hãy mang đi bảo quản như cách bảo quản tổ yến đã chia sẻ ở trên.
2. Cách bảo quản yến sào đã sơ chế và sấy khô – yến rút lông
Tổ yến sào đã qua các bước sơ chế làm sạch lông và được giữ lại nguyên vẹn hình dáng của tổ như ban đầu, sau đó được sấy khô hoàn toàn bằng máy. Khi khách hàng mua về chỉ cần ngâm qua nước là đã có thể chế biến dùng được ngay.
Với loại yến đã sấy khô như vậy, các bạn hoàn toàn có thể an tâm cất giữ chúng theo cách tương tự như bảo quản tổ yến khô đó là đóng kỹ hộp, để ở nơi không khí thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo. Tránh để ở nơi có độ ẩm hoặc nơi có cường độ chiếu sáng mặt trời cao, vì như thế sẽ làm yến rất nhanh nấm mốc và mất đi chất dinh dưỡng.
Vì loại yến rút lông này sau khi sơ chế đã được làm khô nên lúc nào cũng trong tình trạng khô ráo, sợi yến cứng giòn và rất dễ gãy. Do đó, bạn nên hạn chế hết mức không cho yến tiếp xúc với môi trường có nhiều hơi ẩm.

3. Cách bảo quản tổ yến đã làm sạch – yến tinh chế
Tổ yến tinh chế đây là loại yến đã được làm sạch, tuy nhiên trong quá trình xử lý lông và tạp chất thì những người thợ đã sử dụng nước để ngâm rả yến ra, sau đó dùng khuôn để đắp lại hình dáng của tổ yến và sấy khô nên sợi yến tinh chế rất giòn, dễ gãy do không còn độ cứng cáp.
Cách bảo quản yến sào tinh chế cũng giống như cách bảo quản của 2 loại yến khô ở trên, đó là nên bảo quản tổ yến ở nơi khô ráo, thông thoáng, không để cho ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào yến và không nên để ở những nơi có độ ẩm không khí cao. Những tổ yến tinh sau khi mua về chưa sử dụng đến, các bạn phải đảm bảo rằng yến phải luôn luôn được đậy nắp thật kín, và hạn chế những tác động hay va chạm mạnh vào bên ngoài hộp để tránh làm yến ở bên trong bị vỡ vụn.

Còn đối với trường hợp yến tinh chế ngâm nước nhưng chưa được sấy khô, thì thời gian bảo quản trong hộp kín ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ để được khoảng 2 ngày. Nếu đem để vào trong ngăn mát của tủ lạnh, ở nhiệt độ từ 2 – 5 độ C thì sẽ giữ được 1 tuần. Còn khi bảo quản trong ngăn đông đá thì thời gian bảo quản có thể lên đến 3 – 5 tháng.
4. Cách bảo quản tổ yến tươi
Loại yến tươi thực chất ra cũng là loại yến khô còn lông nhưng sau khi trải qua quá trình sơ chế làm sạch lông chỉ để cho ráo nước đi, hoặc sử dụng quạt gió hay nguồn hơi từ máy lạnh để làm khô nước trong khoảng từ 30 – 60 phút, thành phẩm cuối cùng sẽ được gọi là tổ yến tươi.
Cách bảo quản tổ yến tươi sẽ tùy thuộc vào thời hạn bảo quản khác nhau mà bạn muốn sẽ có những cách khác nhau để bảo quản thích hợp, cụ thể các cách bảo quản yến tươi như sau:
- Cách bảo quản yến tươi trong 7 ngày: Bạn có thể cho yến vào hộp nhựa có nắp đậy kín hoặc các loại túi zip, bịch ny lông có miệng bịt kín, sau đó cho vào để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp khoảng 3 độ C.
- Cách bảo quản tổ yến tươi trong vòng 3 – 5 tháng: Cho yến tươi vào túi zip hoặc bịch ni lông sau đó bịt kín miệng và để vào trong ngăn đông tủ lạnh.
- Cách bảo quản yến sào tươi từ 1 – 2 năm: Sấy cho yến tươi thật khô bằng máy quạt hoặc máy lạnh khoảng 30 – 40 giờ đồng hồ. Sau đó cho yến đã sấy khô vào họp đậy kín và để nơi khô ráo, thoáng mát.
5. Cách bảo quản tổ yến đã chưng – yến chưng sẵn
Đối với yến đã chưng, thì thời gian cũng như cách bảo quản yến sào đã chưng sẽ tùy thuộc rất lớn vào những thành phần nguyên liệu mà bạn sử dụng để chưng cùng với tổ yến. Chẳng hạn như:
- Nếu bạn chưng tổ yến cùng với đường phèn hoặc chưng không đường thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn, khoảng 14 ngày nếu các bạn bảo quản lạnh.
- Nếu chế biến yến cùng với các nguyên liệu như: hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, gừng,… thì các bạn nên cho yến vào các lọ thủy tinh có nắp đậy kín sau đó để trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần trong vòng 10 ngày.
6. Một số lưu ý khi bảo quản tổ yến
Khi bảo quản yến sào ở trong tủ lạnh, các bạn nên cho yến vào hộp kín rồi đặt vào ngăn trên cùng của tầng mát, đặc biệt không nên cho hộp yến tiếp xúc với các loại thực phẩm khác có trong tủ lạnh. Và sau mỗi lần lấy ra để sử dụng, bạn phải nhớ luôn đậy lại nắp hộp cho thật kỹ.
Các loại yến thô nếu vẫn còn độ ẩm thì khi bạn cất giữ sẽ rất dễ lên mốc nên không thể để lâu được. Do đó trong suốt quá trình bảo quản tổ yến, các bạn cần phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm cũng như bề mặt của tổ xem có xuất hiện tình trạng nấm mốc không nhé !
Một số trường hợp các bạn còn thắc mắc rằng tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không? Thì nguyên nhân dẫn đến tổ yến bị vàng hoặc chuyển sang các màu khác như nâu, đen,… đó là yến đã bị hư do nấm mốc hoặc đã bị oxy hóa quá nhiều, nên bạn tuyệt đối không được sử dụng các loại yến này.
Mặc dù thời gian bảo quản tổ yến có thể kéo dài lên đến vài năm, thế nhưng các bạn không nên lạm dụng, bởi yến sào là loại thực phẩm bổ dưỡng và đắt đỏ, thay vào đó các bạn nên sử dụng trong thời hạn sớm nhất có thể để đảm bảo nhận được tối đa chất dinh dưỡng từ yến sào.
Kết luận: Trên đây là toàn bộ những cách bảo quản tổ yến các loại thông dụng nhất hiện nay trên thị trường mà Đức Sanh đã chia sẽ với bạn. Hy vọng, sau khi đã biết tổ yến để được bao lâu cùng với nội dung bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra những cách bảo quản yến sào phù hợp nhất cho mình, cũng như để giữ cho tổ yến luôn trong tình trạng chất lượng tốt nhất nhé !